Nghi thức cưới hỏi từ lâu đã trở thành truyền thống ý nghĩa, là minh chứng cho cô dâu – chú rể sẽ bước vào cuộc sống hôn nhân. Là mong muốn đôi trẻ hạnh phúc chặng đường phía trước, vượt qua được những ngã rẻ của cuộc sống và ở mãi bên nhau. Chụp ảnh cưới trong studio ở Đà Nẵng - Jong APhuong Wedding biết các cặp đôi rất quan tâm đến nghi thức đầy đủ của lễ cưới nên chia sẻ trình tự làm lễ rước dâu chuẩn nhất năm 2018 dưới đây!
1. Nhà trai đến
Nhà trai sắp xếp thứ tự ngay ngắn, chỉnh tề đội ngũ trước khi bắt đầu vào nhà gái. Ông bà sẽ đi đầu tiên, sau đến cha mẹ chú tể và các chú các bác, kế đến là đội bưng tráp và sau cụng là bà con họ hàng và bạn bè.
Ông hoặc người lớn tuổi nhất nhà trai hay còn được gọi là chủ hôn nhà trai và người bưng khay trầu rượu thường được gọi là rể phụ đi trước để xin phép đại diện nhà gái được nhập gia. Ông đại diện nhà gái đồng ý thì đi vào nhà. Rể phụ rót ra hai ly rượu để hai ông đại diện cụng ly, uống rượu và bắt tay nhau trong niềm hân hoan đôi trẻ cưới nhau.
2. Trao lễ vật
Lúc này, đoàn nhà trai theo thứ tự đã sắp xếp trước di chuyển đến trước cổng nhà gái. Tiến hành nghi thức trao mâm giữ đội bụng quả nam và đội đỡ quả nữ.
.jpg)
Nhà trai trao lễ vật, thách cưới cho nhà gái trong lễ cưới
3. Trưng bày quả và trình lễ họ nhà gái
Tiếp đến là đoàn nhà trai bước qua cổng nhà gái và các cô gái đỡ quả đi vào sau đoàn nhà trai. Hai ông đại diện giới thiệu thành viên gia đình, chủ yếu là để các bậc cao niên gia đình hai bên biết nhau. Khi hai gia đình ổn định chỗ ngồi, ông đại diện nhà trai xin phép nhà gái để trình mâm quả - sính lễ.
4. Cô dâu ra mắt quan viên hai họ
Lúc cho nhà trai đến cho đến nay thì cô dâu vẫn ở trong phòng kín, không được hiện diện để nhà trai và nhất là chú rể thấy vì họ quan niệm rằng chú rể thấy cô dâu trước đó thì sau này về sống chung với nhau thì chú rể sẽ không coi trọng cô dâu và gia đình vợ. Khi hai bên đã giới thiệu xong thì mẹ hoặc dì sẽ dẫn cô dâu từ trong nhà ra. Cô dâu ra mắt, cúi chào hai họ, chú rể tiến đến đỡ vô dâu và trao hoa cầm tay.
5. Làm lễ gia tiên nhà gái
Là lúc cô dâu chú rể thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với bậc sinh thành và ông bà tổ tiên. Theo nghi thức lễ này thì chú rể sẽ lễ 4 lễ và cô dâu cũng lễ 4 lễ. Hoặc cô dâu và chú rể cùng lễ một lúc theo nghi thức chú rể bái bối và cô dâu ngồi bệt. Sau đó cô dâu và chú rể lạy cha mẹ trước bàn thờ, tỏ lòng biết ơn công sinh thành và dưỡng dục.
.jpg)
Sau khi nhận lễ vật, nhà gái trưng bày để tiếp tục nghi thức lễ gia tiên
6. Trao nhẫn cưới
Theo từng địa phương mà có quy trình trao lễ khác nhau, nhưng thông thường là trao ở nhà gái. Khi chú rể đưa cô dâu ra chào 2 họ và quan khách sẽ trao nhẫn cưới cho nhau dưới sự chứng kiến của họ hàng hai bên.
7. Cô dâu – chú rể thực hiện nghi thức lễ mừng
Khi thực hiện xong bước trao nhẫn cưới, cô dâu chú rể ra lễ mừng cha mẹ vợ, ý nghĩa biết hơn cha mẹ đã hợp tác thành lương duyên cho đôi lứa.
Tiếp đến, bố mẹ cô dâu hướng dẫ cô dâu chú tể thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Ở miền Nam, trong đám cưới còn có một phong tục quan trọng không thể thiếu, đó là nhà trai phải mang một đôi nến to (đèn cầy) có hình long phụng để thắp trên bàn thờ nhà gái, còn nhà gái chịu trách nhiệm chuẩn bị chân nến. Các loại chân cắm và nến này đều phải có cùng kích cỡ với nhau, ở ngoài chợ họ chuyên bán nên bạn không cần phải lo nến có vừa với chân cắm hay không.
8. Mời cau trầu và mời rượu
Khi mời rượu, người tót là chàng phù rể. Vì vậy phù rể rất quan trọng, cần phải nhờ người nhã nhạn, điềm đạm, có kinh nghiệm làm phù dâu thì càng tốt. Cô dâu – chú rể làm động tác xé cau, xếp trầu cho đúng phong tục và mời chủ hôn trước rồi đến ông bà, cha mẹ.
9. Tiệc nhà gái
Ngày xưa thì nhà gái sẽ tổ chức phần tiệc ăn uống, nhưng ngày nay thì phần này giản lược đi với bánh trái và trà nước. Nếu nhà trai ở xa thì nhà gái nên chuẩn bị tiệc này đễ đón nhà trai khi thời gian cho phép. Vì thường đón dâu đều được coi giờ lành nên cần lễ rước ngắn gọn ở nhà gái để còn kịp thời gian rước dâu và làm lễ ở nhà trai.
.jpg)
Đôi bạn trẻ hạnh phúc khi tình yêu đã có kết quả
10. Trả lễ và đưa nàng về dinh
Tiếp theo là lễ lại quả, nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mân tráp và cần phải để ý là nấp tráp phải để ngửa lên chứ không được đóng lại. Chú rể đứng dàn hàng ngang theo đúng thứ tự ban đầu, đối diện với các cô dâu phụ để nhận lại quả từ các cô dâu phụ. Cuối cùng nhà trai xin phép ra về, kết thúc nghi thức lễ cưới ở nhà gái.
Đám cưới là một nghi lễ trọng đại của cuộc đời, các cặp đôi trước khi cưới cần phải tìm hiểu kỹ và bàn bạc trước với gia đình để nghi thức diễn ra tốt đẹp và vừa lòng cả hai họ. Hãy để Jong APhuong Wedding giúp bạn có một album ảnh cưới độc đáo và đẹp nhất với các địa điểm chụp ảnh cưới ở Đà Nẵng nổi tiếng hot nhất Đà thành từ các nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh cưới Đà Nẵng. Chúc các bạn có một đám cưới thật hoàn hảo.
Xem thêm: