Em gái có được bê tráp cho chị gái không?
Đội bê tráp là thành phần vô cùng quan trọng của lễ hỏi và lễ cưới. Những người bê tráp thường là nam thanh - nữ tú, chưa vợ chưa chồng và có chiều cao đồng đều với nhau. Họ có thể là bạn, là người quen trạc tuổi cô dâu chú rể. Tìm đủ người cho đội bê tráp không phải lúc nào cũng có, vì vậy mà có nhiều người em gái sẽ kiêm bê tráp cho chị của mình. Vậy theo quan niệm truyền thống thì em gái có được bê tráp cho chị gái không? Cùng chụp hình cưới đà nẵng Jong Aphuong wedding tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
Em gái có được bê tráp cho chị gái không?
Theo phong tục truyền thống của người Việt thì những người bưng quả là con trai chưa vợ và nhỏ tuổi hơn chú rể. Đối với đội đỡ tráp ở nhà gái thì sẽ có số lượng tương ứng với đội bưng quả. Đội đỡ tráp là gái chưa chồng và trẻ hơn hoặc bằng tuổi cô dâu. Và tùy vào mỗi địa phương mà có quan niệm việc em gái bê tráp cho chị gái khác nhau. Có vùng cho rằng em gái bê tráp cho chị gái là điều kém may mắn và người em sẽ có tình duyên trắc trở. Tuy nhiên cũng có nhiều vùng cho em gái được bê tráp cho chị gái. Tốt nhất là bạn cứ tuân theo quan niệm của địa phương mình ở để tránh những tiếng tăm về sau.
Bê Tráp là gì?
Bê tráp ( bưng quả, bưng lễ) là phong tục truyền thống được diễn ra trong ngày ăn hỏi và lễ xin dâu trước tiệc cưới của đằng gái. Đội bê tráp nhà nam sẽ trao lễ vật cho đội đỡ tráp bên nhà nữ. Lễ vật nhà trai trao cho nhà gái với quan niệm chúc phúc cho đôi bạn trẻ luôn viên mãn và đủ đầy.
Đội bê tráp nhà nam sẽ nhận được phong bao lì xì từ cô dâu, và đội đỡ tráp nhà nữ sẽ nhận được phong bao lì xì từ chú rể. Phong tục này có ý nghĩa trao duyên, chúc cho đội bê tráp, đỡ tráp sẽ kiếm được một nửa còn lại như ý, suôn sẻ và hạnh phúc trong tương lai.
Bê tráp và quan niệm mất duyên
Theo phong tục truyền thống từ xưa thì đội bê tráp và đỡ tráp đều là những người chưa lập gia đình. Chính vì vậy mới có quan niệm rằng những cô gái, chàng trai thường xuyên nhận lời đi bê tráp sẽ “ mất duyên”, con đường tình cảm sau này sẽ nhiều chông gai và khó lập gia đình. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm ngày xưa và không có một kiểm chứng chính xác nào.
Vì quan niệm này mà không ít cô gái từ chối lời mời đỡ tráp từ cô dâu. Tuy nhiên trên thực tế thì đỡ tráp lại là cơ hội để các cô gái tìm được một nửa đời mình dễ dàng, vì đội bưng tráp là những chàng trai thanh tú và chưa vợ. Rất có thể một trong những chàng ở đội bê tráp là một nửa của cô gái đội đỡ tráp.
Lưu ý khi chọn đội bê tráp
Số lượng người bê tráp
Tùy vào vùng miền mà đội bê tráp sẽ có số lượng khác nhau. Số người bê tráp sẽ tương ứng với số mâm lễ. Từ Huế trở ra, tráp lễ sẽ được nhà trai chuẩn bị và số lượng tráp là số lẻ. Với phong tục miền Nam thì người ta thường chuẩn bị tráp lễ theo số chẵn, phổ biến nhất là số 6 -8 vì 2 số này biểu hiện cho sự sung túc và tài lộc.
Đội bê tráp số lẻ của đám cưới miền Bắc
Chiều cao của đội bê tráp
Thường khi chọn đội hình bê tráp thì nam nữ đều phải thấp hơn cô dâu để có đội hình đẹp. Trong trường hợp cô dâu chú rể có chiều cao khiêm tốn và không thể chọn được đội hình thấp hơn thì nên lưu ý đến trang phục để cô dâu chú rể không bị lu mờ.
Đội bê tráp nữ mặc trang phục nhã nhặn - không làm lu mờ cô dâu
Về trang phục và trang điểm
Đội nam bưng tráp thường mặc trang phục là áo sơ mi trắng, quần âu, giày tây, cà vạt đỏ. Trang phục có thể thay đổi theo sở thích nhưng vẫn đảm bảo tính lịch sự. Với đội đỡ tráp nữ thì trang phục thường thấy là bộ áo dài đỏ, tà áo có in họa tiết đơn giản. Ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn với các màu áo dài màu sắc nhẹ nhàng. Cô dâu cần mặc bộ áo dài lễ nổi bật so với đội đỡ tráp.Ví dụ cô dâu mặc áo dài vàng thì đội đỡ tráp sẽ mặc áo dài đỏ,.....
Đội bê tráp mặc áo dài truyền thống màu vàng
Qua bài viết trên đây, bạn đã biết được việc em gái bê tráp cho chị gái sẽ theo quan niệm của từng vùng miền. Hy vọng với nội dung được chia sẻ, bạn cũng đã biết về những lưu ý khi chọn đội bê tráp. Chúc bạn trăm năm hạnh phúc!
Tham khảo thêm